Đường Tống Truyền Kỳ

    Nhà xuất bản:NXB Văn Học
    Tác giả:Lỗ Tấn
    Hình thức bìa:Bìa Cứng
  • Chính sách đổi trả 
    Đổi trả sản phẩm trong 30 ngày
    Xem thêm

    Sản phẩm tạm hết hàng

    Sản phẩm liên quan
    Fahasa Giới Thiệu
    Sản phẩm cùng mua
    Thông tin sản phẩm
    Mã hàng 8935092553641
    Nhà Cung Cấp Cty Văn Hóa Khang Việt
    Tác giả Lỗ Tấn
    Người Dịch Ngô Trần, Trung Nghĩa
    NXB NXB Văn Học
    Năm XB 2018
    Trọng lượng (gr) 500
    Kích Thước Bao Bì 16 x 24 cm
    Số trang 435
    Hình thức Bìa Cứng
    Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Tác Phẩm Kinh Điển bán chạy của tháng
    Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...
    Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

    Xuất hiện trên văn đàn ngay từ buổi Sơ Đường, thể loại truyền kỳ đã nhanh chóng phát triển và trở thành một tượng đài sừng sững trong lịch sử văn học Trung Quốc, hơn nữa còn để lại nguồn cảm hứng bất tận cho vô số tao nhân mặc khách đời sau.
    Thật vậy! Thời Đường Tống vừa chấm dứt, khi Nguyên khúc mới nổi lên, các tác gia tạp kịch đã đua nhau chọn truyền kỳ làm lam bản, cải biên thành những vở kịch “Tây sương ký”, “Ngô đồng vũ”, “Thiến nữ ly hồn”,… làm say đắm trái tim của bao thế hệ người xem.
    Bốn thể loại lịch sử, hiệp nghĩa, thần ma và ái tình của truyền kỳ chẳng phải chính là bốn chủ đề mà “tứ đại danh tác” thời Minh Thanh khai thác ư? Những câu chuyện ma quái trong “Liêu Trai” mà bao nhiêu độc giả vẫn say mê, thử hỏi có truyện nào không thấm đẫm chất “truyền kỳ”?
    Trong văn học Việt Nam, hình ảnh “liễu Chương Đài”, “mộng hoàng lương”, “giấc Nam Kha”,… đã in sâu vào lời thơ của biết bao đời thi sĩ, chẳng phải đó đều là những điển tích do truyền kỳ viết nên ư? Rồi dưới ánh bình minh của thế kỷ XX, khi Nhật Bản cách tân nền văn học, các nhà văn nổi tiếng như Akutagawa Ryūnosuke, Nakajima Atsushi,… lại cho ra mắt nhiều áng văn xuất chúng dựa trên những tác phẩm truyền kỳ đã xuất hiện ngàn năm trước. Có thể nói: Truyền kỳ là cột mốc không thể nào bỏ sót, là thể loại độc đáo không thể nào bỏ quên! Tấm lòng mà Lỗ Tấn dành riêng cho truyền kỳ chính là một minh chứng!
    Lỗ Tấn (1881 - 1936) là người đặt nền móng cho văn học hiện đại Trung Quốc, với tinh thần “phê phán quốc dân tính” nghiêm khắc và kiên định với chủ trương “bỏ cổ văn”. Đối với các độc giả yêu thích ông, khi nhìn thấy tác phẩm này chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng.
    Khác với những gì chúng ta luôn tưởng tượng, Lỗ Tấn chưa bao giờ quay lưng với văn hóa truyền thống. “Trung Quốc tiểu thuyết sử lược” và “Hán văn học sử cương yếu” chính là hai công trình nghiên cứu đầy tâm huyết của Lỗ Tấn, hơn nữa còn được viết bằng thứ cổ văn hết sức điêu luyện, không hề thua kém giới trí thức Nho học xưa. Đến năm 1927, khi đối mặt với hiện thực đen tối, văn hóa truyền thống Trung Hoa lại là mảnh đất mà Lỗ Tấn tìm đến để nguôi ngoai nỗi lòng.
    Sưu tầm và hiệu đính truyền kỳ, Lỗ Tấn thấy đau xót cho những tuyệt tác lâu nay bị người đời xem nhẹ, mà ngay cả bản thân nhà làm sách ngày trước cũng chẳng mấy để tâm. Bỏ quên gốc rễ thì lá cành sao tươi tốt? Không chịu “ôn cố” thì sao có thể “tri tân”? Vả chăng, nếu không biết rõ về văn hóa dân tộc thì làm sao nhận thức được cái hay, cái dở của chính mình để phát huy và sửa đổi? Tấm lòng của Lỗ Tấn chính là đây! Thấu hiểu cho tấm lòng của ông, chúng ta sẽ càng thêm kính phục tinh thần “phê phán quốc dân tính” mà ông theo đuổi suốt đời mình.Tinh thần vĩ đại ấy đã đưa Lỗ Tấn trở thành “tác gia mà mọi nhà văn Trung Quốc ở thế kỷ XX không thể nào sánh ngang” (Wolfgang Kubin).

    Xem Thêm
    Đánh giá sản phẩm
    0/5
    (0 đánh giá)
    5 sao
    0%
    4 sao
    0%
    3 sao
    0%
    2 sao
    0%
    1 sao
    0%

    Chỉ có thành viên mới có thể viết nhận xét.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký.

    • Gợi ý dành riêng cho bạn
    • Sách đang theo dõi